Cách Tránh Bị Cắt Lệnh Oan Vì Lệnh Margin Call (Gọi Ký Quỹ)

Trong giao dịch, ít nhiều, trader cũng từng nghe nói về Margin Call. Vậy Margin Call là gì? Lệnh giao dịch này ảnh hưởng ra sao? Khi nào bị Call Margin và cách để không dính Margin Call như thế nào? Tìm hiểu thêm điều này, trader nên tham khảo nội dung sau.

1. Margin Call – Lệnh gọi ký quỹ là gì?

Margin Call còn được biết đến với tên gọi khác là lệnh gọi ký quỹ. Vậy chính xác, lệnh gọi ký quỹ margin là gì?

Khái niệm

Để hiểu về Margin Call là gì, trước tiên, trader phải biết thuật ngữ Margin. Trong giao dịch, Margin hay ký quỹ là số tiền tối thiểu cần phải có nhằm thực hiện mở lệnh giao dịch. Số tiền này tương ứng với khối lượng lớn hơn nhiều lần thực tế, tuỳ vào sự hỗ trợ của hạng mức đòn bẩy tận dụng.

Ví dụ: Giao dịch đòn bẩy mức 1:200, trader đặt lệnh mua 40.000 USD. Với ký quỹ margin, số tiền thực tế cần phải nạp vào chỉ là 200 USD.

Margin Call là lệnh gọi ký quỹ trong giao dịch. Lệnh này thực chất là thông báo từ sàn môi giới nhằm báo hiệu cho trader biết được tình hình hiện tại. Một là nạp thêm tiền vào tài khoản để duy trì và “cứu” các lệnh đang thua lỗ. Hoặc hai là buộc phải dừng, đóng hết tất cả các lệnh để không phải cháy tài khoản.

Thuật ngữ liên quan đến Margin Call

Tìm hiểu Margin Call, có một số thuật ngữ liên quan mà trader cần lưu ý:

Balance

Balance - số dư ban đầu. Đây là số dư có trong tài khoản của trader trước khi giao dịch. Nếu ban đầu, trader nạp vào 100 USD thì Balance lúc này tương ứng là 100 USD.

Balance sẽ thay đổi khi trader nạp thêm tiền vào tài khoản. Nhìn vào số dư ban đầu, trader sẽ biết được giới hạn tối đa có thể mất khi giao dịch.  

Equity

Equity - vốn chủ sở hữu. Thuật ngữ này dùng để chỉ cho số tiền có trong tài khoản sau khi trader thực hiện giao dịch.

Nếu giao dịch có lời, số dư ban đầu được cộng thêm. Nếu giao dịch thua lỗ, số dư ban đầu bị trừ đi. Và nếu giao dịch hoà, số dư ban đầu giữ nguyên.

Equity = Balance + Floating profit

Trường hợp đóng tất cả vị thế giao dịch mua bán, Equity sẽ trở lại là Balance.

Used Margin

Used Margin - tiền ký quỹ đã sử dụng. Số tiền này được tính dựa trên việc cộng tất cả các mức ký quỹ của những giao dịch đang thực hiện.

Ví dụ: Có hai lệnh giao dịch thực hiện song song. Lệnh 1 yêu cầu ký quỹ 20 USD. Lệnh 2 yêu cầu ký quỹ 31 USD. Như vậy, tiền ký quỹ đã sử dụng tương ứng là 51 USD.

Free Margin

Free Margin - tiền ký quỹ còn dư. Đây là khoản tiền ký quỹ chưa dùng đến. Nếu các giao dịch mới được mở, trader có thể sử dụng Free Margin để tiếp tục ký quỹ.

Free Margin = Equity - Used Margin

Margin Level

Margin Level - mức ký quỹ. Thuật ngữ này dùng để đo lường khả năng tài chính giao dịch của trader tốt hay xấu. Mức ký quỹ cao thể hiện cho khả năng tài chính tốt và ngược lại.

Margin Level = (Equity/ Used Margin) x 100%

2. Nguyên nhân dẫn đến Margin Call

Lệnh gọi ký quỹ hay khi nào bị Call Margin thường xảy ra do một số nguyên nhân chính:

Giao dịch khối lượng quá lớn, trong khi tiền ký quỹ nhỏ Cạn kiệt số tiền ký quỹ do lệnh gồng lỗ duy trì quá lâu Mức đòn bẩy áp dụng cao nhưng giao dịch thiếu chiến lược Không đặt lệnh cắt lỗ (stoploss) khi giá di chuyển ngang

Trong trường hợp khoản ký quỹ không đáp ứng được mức duy trì tối thiểu, sàn môi giới sẽ bật Margin Call để thông báo cho trader biết. Đây là một cơ chế trong quản lý với mục đích giúp giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư. Hạn chế các trường hợp thua lỗ nặng có thể dẫn đến kết quả xấu nhất khi giao dịch là cháy tài khoản.

Screenshot_92.png

3. Cách để không bị dính Margin Call

Để không bị dính Margin Call khi giao dịch, trader lưu ý cách “tránh Call Margin” bằng những hành động sau:

Vào lệnh với khối lượng hợp lý

Trader chỉ nên giao dịch với các lệnh có khối lượng hợp lý. Tuyệt đối không nên đi lệnh theo đám đông. Mà phải cân nhắc việc xác định tỷ lệ thua lỗ xấu nhất có thể chấp nhận với khoản quỹ đầu tư của mình.

Nếu càng cố gắng mở nhiều lệnh khi đang thua lỗ, trader sẽ càng khiến tiền ký quỹ đã sử dụng tăng lên liên tục. Đồng thời vốn chủ sở hữu sẽ nhanh chóng giảm xuống. Đến một giới hạn thấp hơn mức tối thiểu, lệnh Margin Call sẽ xuất hiện.

Luôn đặt stoploss cho mỗi lệnh giao dịch

Đặt stoploss là cách tốt nhất để trader hạn chế tình trạng giao dịch quá đà, dẫn đến Call Margin. Cắt lỗ đúng thời điểm, đúng giới hạn định mức giá trong mỗi lệnh giao dịch sẽ đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.

Điều này nên lưu ý với cả trader có kinh nghiệm và trader mới. Thái độ chủ quan hay ỷ vào kinh nghiệm bản thân sẽ khó lường trước được biến động bất ngờ từ thị trường. Do đó, stoploss luôn là giải pháp hữu hiệu cho mọi lệnh giao dịch được mở.

Screenshot_93.png

Sử dụng đòn bẩy hợp lý, không lạm dụng

Nhiều trader yêu thích đòn bẩy và nhiều sàn môi giới tận dụng đòn bẩy rất cao để thu hút khách hàng. Thế nhưng, đòn bẩy lại là “con dao hai lưỡi” cực kỳ nguy hiểm. Tất nhiên, việc lạm dụng đòn bẩy quá đà dễ khiến cho tình trạng Margin Call xuất hiện.

Theo khuyến cáo từ các cơ quan quản lý, đòn bẩy cho Forex sẽ không quá 1:30 và cho Hàng hoá sẽ không quá 1:10. Việc sử dụng đòn bẩy trên mức 1:100 hay 1:1000 được xem là khá cao và dễ có rủi ro.

Sử dụng đòn bẩy hợp lý ở mức vừa phải và biết cách tận dụng tốt vẫn được đánh giá cao hơn. Trader không nên lạm dụng đòn bẩy quá lớn. Thay vào hãy tập trung vào chiến lược, phân tích và đánh giá xác đáng để có những quyết định vào lệnh chuẩn hiệu quả hơn.

4. Lời kết

Margin Call là gì - là lệnh gọi ký quỹ thường xuất hiện khi tài khoản của trader xuống mức thấp hơn mức tối thiểu. Đây được xem là giải pháp quản lý của sàn môi giới hỗ trợ trader giảm tỷ lệ rủi ro. Tuy nhiên, không một trader nào mong muốn tài khoản của mình xuất hiện lệnh giao dịch này.  Do đó, trader phải lưu ý một số vấn đề để tránh bị dính call margin.

messenger